FQ - Chỉ số Tài Chính
Chúng ta thường nghe nói về IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc), tuy nhiên, đó chỉ là 2 trong 10 loại chỉ số thông minh của con người. Một trong những chỉ số khác cũng quan trọng không kém là chỉ số FQ (Financial Quotient) - chỉ số tài chính, đây là chỉ số quan trọng và cần thiết đối với mọi người, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ số FQ trong bài viết này.
Định nghĩa FQ - Chỉ số Tài Chính
Định nghĩa chỉ số tài chính theo wikipedia
Financial Quotient (FQ), sometimes also referred as financial intelligence (FI), financial intelligence quotient (FiQ) or financial IQ, is the ability to obtain and manage one's wealth by understanding how money works. Like emotional quotient (EQ), FQ derived its name from IQ (intelligence quotient).
Tạm dịch:
Chỉ số tài chính (FQ), đôi khi còn được gọi là chỉ số thông minh tài chính (FI), chỉ số thông minh tài chính (FiQ) hoặc chỉ số thông minh tài chính, là khả năng đạt được và quản lý tài sản của một người bằng cách hiểu cách thức hoạt động của đồng tiền. Tương tự như chỉ số cảm xúc (EQ), FQ lấy tên từ chỉ số IQ (chỉ số thông minh).
Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy chỉ số tài chính (FQ) rất quan trọng, không kém gì so với IQ và EQ, tuy nhiên FQ lại được ít người nhắc đến hơn, một phần vì chỉ số FQ thường được áp dụng đối với người trưởng thành, những người tạo ra được của cải và tài sản, còn đối với trẻ em thì tài chính thường được chu cấp bởi bố mẹ, vì vậy chúng ta ít được nghe tới về chỉ số FQ hơn.
Chỉ số tài chính - FQ (Ảnh: freepik)
Chỉ số tài chính (FQ) là một chỉ số thông minh cần thiết trong thời đại hiện nay, chỉ số tài chính hoàn toàn có thể cải thiện được nếu chúng ta tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân. Người có FQ (chỉ số tài chính) cao là người hiểu được tầm quan trọng về tài chính, kiểm soát tài chính và sử dụng tài chính một cách đúng đắn hơn, từ đó sẽ dễ dàng đạt được tự do tài chính hơn.
Dấu hiệu của người có chỉ số tài chính cao
Người có chỉ số tài chính càng cao là người có nhiều yếu tố trong danh sách sau đây:
- Theo dõi được chi tiêu cá nhân
- Am hiểu về tài chính cá nhân
- Có kế hoạch tài chính rõ ràng
- Xây dựng được tháp tài sản vững chắc
- Đạt được tự do tài chính
Đo lường chỉ số tài chính
Cũng như các loại chỉ số thông minh khác, chỉ số tài chính (FQ) cũng có những cách để đo lường được. Có một cách đo lường được áp dụng phổ biến hiện nay được phát triển bởi Yu và Zhang với 6 tiêu chí sau:
1. Chi tiêu
Như chúng ta đã biết, chi tiêu là điều thiết yếu đối với mỗi người, tuy nhiên để có thể chi tiêu được hợp lý và khoa học không phải là điều dễ dàng. Thói quen chi tiêu chính là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo.
Người có chỉ số tài chính cao là người có thể quản lý được việc chi tiêu của bản thân một cách khoa học và hiệu quả. Lập kế hoạch theo dõi chi tiêu là một bước cơ bản và quan trọng để giúp chúng ta quản lý và điều chỉnh chi tiêu một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Một số phương pháp quản lý chi tiêu phổ biến:
2. Tín dụng và nợ
Nợ có 2 loại nợ tốt và nợ xấu, tuỳ thuộc vào loại nợ nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính của mỗi cá nhân.
Tín dụng và nợ (Ảnh: freepik)
Người có chỉ số tài chính cao là người có khả năng quản lý và kiểm soát tốt tín dụng và nợ, từ đó lợi dụng được sức mạnh đòn bẩy và dòng vốn để gia tăng tài sản cá nhân một cách hiệu quả và thông minh hơn.
3. Sự nghiệp và thu nhập
Phần lớn mọi người đều có khả năng để làm ra tiền và có thu nhập, thu nhập là nguồn lực mạnh mẽ và ổn định giúp chúng ta xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng.
Tuy nhiên thu nhập của mỗi người sẽ khác nhau tuỳ vào sự nghiệp và công việc, người có chỉ số tài chính cao sẽ là người có thể xây dựng được tháp tài sản vững chắc, có được sự nghiệp bền vững và thu nhập cao.
Cùng một vị trí, cùng một công việc và thu nhập, người có chỉ số tài chính cao là người có thể sử dụng hiệu quả hơn cho việc phân bổ tài sản và tối ưu mức đóng thuế cho cùng một mức thu nhập.
4. Đầu tư
Đầu tư là việc làm cần thiết để xây dựng tài sản một cách bền vững và vững mạnh, đầu tư trong thời gian dài có thể bảo đảm an toàn tài chính cho cuộc sống về sau.
Người có chỉ số tài chính cao là người có thể sử dụng dòng vốn hiệu quả hơn bằng việc tối ưu dòng tiền, thuế, từ đó có được lợi tức sinh lời hiệu quả hơn người có chỉ số tài chính kém.
5. Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính là một thước đo quan trọng trong chỉ số tài chính, việc lập được một kế hoạch tài chính rõ ràng, cụ thể và hiệu quả đòi hỏi kiến thức về tài chính cá nhân, quản lý và phân bổ dòng tiền.
Phân bổ dòng tiền (Ảnh: freepik)
Người có chỉ số tài chính cao là người có thể lập kế hoạch tài chính hiệu quả và khoa học, nhằm đạt được các mục tiêu tài chính như an toàn tài chính, độc lập tài chính - nghỉ hưu sớm,...
6. Rủi ro và dự phòng
Thế giới xung quanh chúng ta biến đổi hàng ngày, các công việc xung quanh và các thay đổi trong tài chính cũng vậy, ở thời đại ngày nay, các biến cố ngẫu nhiên luôn xảy ra và từ đó ảnh hưởng tới tài chính của mỗi người.
Việc có được kế hoạch dự phòng và tính toán tới các rủi ro một cách hiệu quả thể hiện được chỉ số tài chính của một người cao tới đâu. Chúng ta không thể biết được trước những gì sẽ xảy ra, tuy nhiên chúng ta có thể lập kế hoạch dự phòng để giảm thiểu được rủi ro và có phương pháp ứng phó cần thiết.
Kết luận
Chỉ số tài chính là một chỉ số rất quan trọng và cần thiết, chỉ số tài chính có thẻ cải thiện qua thời gian và không quá khó hoặc không cần khả năng bẩm sinh hay các tố chất ngay từ ban đầu, vì vậy mỗi cá nhân chúng ta đều có thể cải thiện được nhằm nâng cao chỉ số tài chính của chính mình.
Việc giáo dục cho trẻ con ngay từ nhỏ về tài chính cá nhân sẽ giúp nâng cao chỉ số tài chính sau này của các em cao hơn.