Tháp tài sản - Xây dựng tài chính cá nhân bền vững

Đối với cuộc sống cá nhân của mỗi con người, chúng ta có tháp nhu cầu của Maslow. Tương tự như vậy, đối với tài chính cá nhân, chúng ta cũng có một định nghĩa tương tự là tháp tài sản. Vậy tháp tài sản là gì, làm sao để có thể xây dựng tháp tài sản cho riêng mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Tháp tài sản là gì

Tháp tài sản hay tháp tài chính là mô hình phân bổ tài sản theo hình kim tự tháp, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau theo quy tắc tỷ trọng giảm dần và mức độ mạo hiểm tăng dần từ đáy lên đỉnh tháp.

Tháp tài sản được chia ra thành 3 nhóm tài sản chính là được xếp từ đáy tới đỉnh là:

  1. Nhóm tài sản bảo vệ: Là nhóm tài sản nền tảng của toàn bộ tháp tài sản, gồm các chi phí cần thiết cho cuộc sống, như chỗ ở, ăn uống, bảo hiểm, hưu trí...
  2. Nhóm tài sản tích trữ: Là nhóm tài sản để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống như việc sổ tiết kiệm, mua máy tính, mua nhà, mua xe...
  3. Nhóm tài sản phát triển: Là nhóm tài sản giúp mang lại tài sản cho chúng ta, như đầu tư cổ phiếu, đầu tư chứng chỉ quỹ, bất động sản, góp vốn kinh doanh...

Tháp tài sản

Tháp tài sản

Chúng ta có thể tách nhỏ tháp tài sản thành 5 lớp tài sản chính như sau:

  1. Tài sản vô hình
  2. Tài sản bảo vệ
  3. Tài sản tạo thu nhập
  4. Tài sản tăng trưởng
  5. Tài sản mạo hiểm

Tại sao cần xây dựng tháp tài sản?

Tháp tài sản giúp chúng ta biết được tài sản của mình đang được phân bổ vào lớp tài sản nào từ đó giúp chúng ta điều chỉnh, cân đối nhằm quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và khoa học hơn.

Tháp tài sản giúp chúng ta trong xây dựng việc phân bổ tài sản một cách thông minh, khoa học để đạt được sức khoẻ tài chính an toàn, quản lý tài chính cá nhân một cách bền vững, hiệu quả.

Tháp tài sản giúp chúng ta nhìn ra được lộ trình cần phải làm, định hướng rõ ràng các bước cần phải làm tiếp theo để xây dựng được tài sản của mình phát triển và tăng trưởng đúng hướng.

Nguyên tắc để xây dựng tháp tài sản bền vững

Tương tự như xây dựng kim tự tháp ở ngoài hoặc xây một ngôi nhà, để có được tháp tài sản bền vững, chúng ta cũng có một số nguyên tắc và phương pháp như sau:

  • Xây dựng từ dưới lên: Xây dựng nhóm bảo vệ và nhóm tích trữ càng chắc chắn sẽ giúp các tầng trên của tháp tài sản phát triển một cách dễ dàng và không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chúng ta
  • Tỷ trọng giảm dần từ dưới lên: Cấu trúc kim tự tháp là đáy lớn và đỉnh nhỏ, tháp tài sản theo cấu trúc này nên cũng đồng nghĩa với việc độ rủi ro cũng tăng dần từ đáy lên tới đỉnh, vì vậy tỷ trọng phân bổ tài sản nên giảm dần từ đáy lên đỉnh

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản (Ảnh: freepik.com)

Cách bước xây dựng Tháp tài sản

Sau đây là cách để phân bổ tài sản vào các lớp tài sản trong tháp tài sản theo nguyên tắc xây dựng tháp tài sản ở mục trước, chúng ta sẽ xây dựng tháp tài sản theo thứ tự lần lượt các bước từ bước 1 tới bước 5.

Bước 1: Lớp tài sản vô hình

Tài sản vô hình là những thứ không nhìn thấy được trực tiếp nhưng là lớp tài sản quan trọng nhất vì đó là nền tảng cốt lõi để tạo ra các tài sản khác.

Lớp tài sản vô hình là những kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ, thương hiệu cá nhân mà một người tích lũy được qua năm tháng học tập và phát triển mà có được, đây là lớp tài sản quan trọng nhất và cũng có thể cải thiện được theo thời gian.

Khi lớp tài sản vô hình này càng vững chắc thì khả năng tạo ra được các tài sản càng lớn và hiệu quả, vì vậy chúng ta cần tập trung vào việc xây dựng và phát triển lớp tài sản này để có nền móng vững chắc.

Bước 2: Lớp tài sản bảo vệ

Tài sản bảo vệ là tài sản dành cho việc phòng vệ để đảm bảo an toàn tài chính và đáp ứng đầy đủ những nhu cần cần thiết cho cuộc sống của chúng ta, đồng thời có tính chất bảo vệ khi xảy ra những biến cố không lường trước được.

Xây dựng lớp tài sản bảo vệ

Xây dựng lớp tài sản bảo vệ (Ảnh: freepik.com)

Tài sản bảo vệ là những loại tài sản có tính thanh khoản cao, giá trị ổn định, như tiền mặt, vàng, bảo hiểm, quỹ dự phòng, bất động sản để ở..., nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết của chúng ta, đồng thời có thể sử dụng để chi trả cho những sự việc không may hoặc bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

Bước 3: Lớp tài sản tạo thu nhập

Tài sản thu nhập là loại tài sản mang đến thu nhập cho chúng ta một cách đều đặn như: Tiền lương hàng tháng, tiền lãi ngân hàng theo quý, theo năm, cổ tức cổ phiếu, tiền lãi từ hoạt động kinh doanh...

Nhóm tài sản phát triển: Là nhóm tài sản giúp mang lại tiền và tài sản cho chúng ta, như đầu tư cổ phiếu, đầu tư chứng chỉ quỹ, bất động sản, góp vốn kinh doanh...

Bước 4: Lớp tài sản tăng trưởng

Tài sản tăng trưởng là các khoản đầu tư với mục đích tăng trưởng và thu về lợi nhuận như: Đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng chỉ quỹ, đầu tư góp vốn kinh doanh, sản xuất, đầu tư bất động sản.

Vì đây là lớp tài sản tăng trường với lợi nhuận cao nên các khoản đầu tư này sẽ kèm theo với tỷ lệ rủi ro tương ứng, vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá để đầu tư một cách có hiệu quả và hạn chế được rủi ro.

Bước 5: Lớp tài sản mạo hiểm

Tài sản rủi ro là lớp tài sản đứng ở vị trí trên cùng ở đỉnh trong tháp tài sản, đây là lớp tài sản có độ rủi ro và mạo hiểm cao nhất, tuy nhiên cũng là lớp tài sản có thể thu lại lợi nhuận lớn nhất.

Lớp tài sản mạo hiểm là lớp tài sản với mức độ rủi ro rất cao, vì vậy tỷ trọng cho lớp tài sản này nên là ít nhất trong các lớp tài sản.

Tháp tài sản là một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến và được đánh giá rất cao. Hi vọng bài viết chi tiết này có thể làm rõ được các khái niệm và phương pháp để xây dựng tháp tài sản một cách rõ ràng và khoa học, chúc cho các độc giả xây dựng được một Tháp tài sản bền vững và khoa học cho riêng mình.