Staking Coin - Thu nhập thụ động với tiền mã hoá

Thị trường tiền mã hoá mang tới cho nhà đầu tư tiền mã hoá rất nhiều phương pháp khác nhau để đầu tư và gia tăng thêm thu nhập của mình. Một trong những cách phổ biến để gia tăng thêm thu nhập là staking coin/token, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về staking coin là gì và làm sao để bắt đầu staking coin với bài viết sau đây.

Staking coin là gì?

Hiểu đơn giản, staking là việc khóa hoặc giữ một lượng coin/token trong một khoảng thời gian nhất định để nhận lại phần thưởng tương ứng, tương tự như việc gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng và nhận lãi cuối kỳ.

Mục đích của việc staking là để nhận phần thưởng hoặc giúp hỗ trợ bảo mật, duy trì hoạt động của một số blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS).

Staking coin là một hình thức tạo thêm thu nhập thụ động với tiền mã hoá rất hiệu quả và khá dễ dàng. Ngày nay, việc staking coin đã rất phổ biến trong cộng đồng nhà đầu tư tiền mã hoá nhờ sự hỗ trợ từ các sàn giao dịch hoặc các dịch vụ của bên thứ 3 cung cấp các môi trường và cách thứ để staking coin rất dễ dàng và linh hoạt.

Staking hoạt động như thế nào?

Tất cả các blockchain đều có một điểm chung: Các giao dịch cần được xác thực. Ví dụ như đối với Bitcoin, thực hiện xác thực trong một quy trình gọi là khai thác sử dụng rất nhiều điện (Proof of Work). Ngoài ra, có những hình thức xác nhận khác thường được gọi là cơ chế đồng thuận. Proof of Stake (PoS) là một trong những cơ chế đồng thuận đó và có thể có các biến thể cũng như các mô hình lai khác nhau, những hình thức này được gọi chung là staking.

Proof of Stake (PoS) là gì?

Cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) ra đời vào năm 2021, để giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng khi xác thực các giao dịch trên Blockchain bằng cách khuyến khích người dùng stake tài sản (coin/token) của mình.

Proof of Stake là gì?

Proof of Stake là gì? (Ảnh: ledger.com)

Đổi lại, những người staking coin/token sẽ nhận được phần thưởng cho đóng góp của họ vào hoạt động của blockchain, số lượng phần thưởng được tính toán dựa trên số lượng tài sản và thời gian stake.

Phần thưởng staking được tính như thế nào?

Không có cách tính cụ thể và chính xác về phần thưởng khi staking, tùy thuộc vào mỗi mạng blockchain có thể sử dụng những cách tính khác nhau.

Nhìn chung, phần thưởng staking phụ thuộc vào một số yếu tố chính như sau:

  • Thời gian staking
  • Số lượng coin tối thiểu để tham gia stake
  • Khả năng tăng trưởng
  • Tỷ lệ lạm phát

Staking pool là gì?

Hiểu đơn giản, staking pool là một nhóm những người nắm giữ coin/token và hợp nhất các tài nguyên đó lại. Bằng việc hợp nhất này, số lượng coin/token nằm giữ sẽ lớn hơn, từ đó cơ hội được chọn để xác thực các khối tăng lên đáng kể so với việc nắm giữ coin/token đơn lẻ, do đó phần thưởng nhận được sẽ tăng lên. Phần thưởng sau đó sẽ được chia cho những người đóng góp vào pool theo tỷ lệ tương ứng.

Staking coin ở đâu?

Ngày nay, việc staking đã trở nên dễ dàng hơn so với thời điểm ban đầu khi có nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ cho nhà đầu tư nắm giữ coin/token có thể staking một cách dễ dàng trên các nền tảng có sẵn, những cách để staking phổ biến hiện nay là:

Tạo staking pool

Việc tạo staking pool chỉ phù hợp với những người đã hiểu rõ về mạng lưới blockchain đó. Yêu cầu có các kiến ​​thức kỹ thuật và bảo trì liên quan đến việc cài đặt và vận hành các nodes/masternodes, đồng thời có khả năng và chi phí để chạy các máy chủ đó.

Staking coin trên các sàn giao dịch tiền mã hoá

Staking coin trên các sàn giao dịch

Staking coin trên các sàn giao dịch

Các sàn giao dịch tiền mã hoá hiện nay đa số đều đã hỗ trợ việc staking coin/token trên nền tảng của mình, cung cấp cho nhà đầu tư tiền mã hoá các cách staking coin rất dễ dàng chỉ với vài thao tác rất đơn giản và dễ hiểu.

Các sàn giao dịch tiền mã hoá hỗ trợ việc staking coin phổ biến hiện nay là: Binance, Houbi, FTX, Liquid, Coinbase, OKEx,...

Staking coin trên các ví điện tử

Các ví điện tử hiện nay cũng hỗ trợ việc staking cho các đồng coin/token đang có trên ví tương tự như cách các sàn giao dịch tiền mã hoá đang làm.

Các ví điện tử hỗ trợ staking phổ biến hiện nay là: Trust Wallet, Onus, Cobo, Ledger, ...

Các dịch vụ DeFi và CeFi

Các dịch vụ DeFi và CeFi hiện nay đã và đang phát triển rất mạnh, nhiều dịch vụ trong số đó cung cấp cho các nhà đầu tư tiền mã hoá cách nhận được thu nhập thụ động từ việc staking hoặc lending.

Các dịch vụ phổ biến hiện nay như: Celsius Network, Nexo, YouHodler, crypto.com,...

Tham gia vào các staking pool

Thay vì tự cài đặt và tạo ra staking pool, nhà đầu tư tiền mã hoá có thể tham gia vào các staking pool khác, việc này không yêu cầu phức tạp như việc tự cài đặt staking pool cho riêng mình.

Các staking pool phổ biến hiện nay như: stakingrewards.com, stakewith.us, stake.capital,...

Những rủi ro liên quan đến Staking Coin

Phần thưởng của việc staking coin là nhận được lãi bằng coin đó. Tuy nhiên thị trường tiền mã hoá là thị trường mà giá của các đồng tiền mã hoá biến động rất mạnh. Nếu giá trị của đồng coin/token mà nhà đầu tư nắm giữ để staking giảm giá mạnh thì có thể lãi suất nhận được không thể bù lại được phần lãi thu được từ phần staking, vì vậy nên cần chọn những đồng tiền mã hoá có tiềm năng tăng giá trong tương lai thay vì chọn những đồng tiền mã hoá có tỷ lệ nhận phần thưởng cao.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang có số tiền là $5,000, giá AXS hiện tại là $100, nhà đầu tư muốn mua AXS và muốn staking AXS, với giá hiện tại, nhà đầu tư sẽ có mua được 50 đồng AXS, lãi suất staking là 100% APR, sau 1 năm staking tổng số lượng đồng AXS có được sau khi nhận lãi là 100 AXS.

Staking AXS

Staking AXS (Ảnh: axie-infinity.gitbook.io)

Nếu giá của AXS tăng lên từ $100 thành $180, giá trị tài sản của nhà đầu tư sau khi nhận thưởng sẽ là $18,000, tổng số tiền lợi nhuận là $15,000, riêng phần giá trị staking đã mang lại cho nhà đầu tư phần lợi nhuận $9,000.

Ngược lại, nếu giá của AXS giảm từ $100 xuống còn $20, giá trị tài sản của nhà đầu tư sau khi nhận thưởng sẽ là $2,000, tổng số lỗ là $3,000.

Tổng kết

Staking là một phương pháp rất dễ dàng và hiệu quả để tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ danh mục đầu tư tiền mã hoá bằng việc nắm giữ các đồng coin/token, vì thế mà staking tiền mã hoá đã rất nhanh chóng phổ biến đối với thị trường tiền mã hoá, đi cùng với đó là việc các dịch vụ staking và lending tiền mã hoá phát triển càng ngày càng mạnh mẽ.

Hi vọng với bài viết trên, chúng tôi đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về phương pháp staking tiền mã hoá, hiểu cách hoạt động và các rủi ro của việc staking tiền mã hoá, chúc mọi người đầu tư tiền mã hoá hiệu quả.