Bộ tiêu chuẩn ESG là gì?

Thời gian gần đây, thuật ngữ ESG đã xuất hiện và được nhắc lại nhiều hơn trên một số kênh về đầu tư, thực tế thì thuật ngữ này đã được ra đời từ lâu, tuy nhiên thời gian gần đây việc doanh nghiệp phát triển theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ESG mới được người ta chú trọng nhiều hơn vì đây là tiêu chuẩn cho việc phát triển bền vững.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ ESG là gì và tại sao nó lại được các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức quan tâm trong thời gian gần đây.

Bộ tiêu chuẩn ESG là gì?

ESG là cụm từ viết tắt cho Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

https://firebasestorage.googleapis.com/v0/b/bankrate-vn.appspot.com/o/blog%2Fdau-tu-chung-khoan%2Fkien-thuc%2Ftieu-chuan-esg%2Fesg-la-gi.webp?alt=media&token=022e0d1a-3492-49b8-9492-468bdbe8681a

Bộ tiêu chuẩn ESG là gì?

Tiêu chuẩn môi trường xem xét cách một công ty gây ảnh hưởng tới tự nhiên. Các tiêu chuẩn xã hội kiểm tra cách công ty quản lý mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nơi công ty có hoạt động. Quản trị quan tâm tới lãnh đạo công ty, lương của nhân viên cấp điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền của cổ đông.

Tại sao cần quan tâm tới bộ tiêu chuẩn ESG?

Bộ tiêu chuẩn ESG là một thước đo mới đối với nhiều nhà đầu tư và các doanh nghiệp, tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá doanh nghiệp dựa trên chỉ số ESG đang dần trở nên phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn, bằng chứng là bộ chỉ số S&P 500 ESG mới ra đời hơn 2 năm nhưng đã tăng trưởng vượt trội so với chỉ số S&P 500. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp có điểm số ESG cao sẽ nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị trường và có thể đây sẽ là xu hướng đầu tư trong tương lai gần.

https://firebasestorage.googleapis.com/v0/b/bankrate-vn.appspot.com/o/blog%2Fdau-tu-chung-khoan%2Fkien-thuc%2Ftieu-chuan-esg%2Fspx500esg.webp?alt=media&token=fc2ffa62-8826-4307-8b8f-9e17df0d881b

So sánh chỉ số S&P 500 ESG với S&P 500 (Ảnh: statista.com)

Tuy nhiên việc, để theo đuổi được bộ tiêu chuẩn ESG không phải là dễ, và doanh nghiệp cũng cần phải xử lý nhiều vấn đề khi cần phải cân bằng lợi ích môi trường, xã hội, quản trị với lợi nhuận về mặt kinh tế, nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể theo đuổi được bộ tiêu chuẩn ESG.

Ưu điểm của bộ tiêu chuẩn ESG

Khi xây dựng và phát triển doanh nghiệp theo bộ tiêu chuẩn ESG. Doanh nghiệp sẽ nhận được những giá trị xanh và bền vững trong dài hạn, khi được đánh giá với những tiêu chuẩn và chứng chỉ cao hơn. Đây là những lợi ích mà doanh nghiệp phát triển theo bộ tiêu chuẩn ESG sẽ nhận lại được trong thời gian dài:

  • Tiết kiệm chi phí sử dụng theo gián tiếp hoặc trực tiếp, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận.
  • Thương hiệu của doanh nghiệp có giá trị lớn về mặt thương mại khi đáp ứng được những tiêu chuẩn cao cấp hơn, từ đây sẽ hình thành một mối quan hệ chặt chẽ với người tiêu dùng và xã hội, xây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng.
  • Quản trị doanh nghiệp tốt và đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý mạnh mẽ, giúp mối quan hệ của nhân viên với công ty sẽ càng thêm chặt chẽ và mang lại hiệu quả phát triển tốt hơn.

Nhược điểm của bộ tiêu chuẩn ESG

Bộ tiêu chuẩn ESG ngoài những ưu điểm nêu trên, nhược điểm lớn nhất là để xây dựng được bộ tiêu chuẩn ESG tốt, doanh nghiệp cần có nguồn vốn mạnh để đầu tư phát triển ở thời gian ban đầu, vì khi đó lợi ích về kinh tế sẽ giảm đi khi cần rất nhiều vốn để đầu tư phát triển xanh và lâu dài.

Xếp hạng các doanh nghiệp Việt Nam với bộ tiêu chuẩn ESG

Từ năm 2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã ra mắt Chỉ số Phát triển Bền vững Việt Nam (VNSI) gồm 20 công ty có điểm số phát triển bền vững cao nhất được niêm yết trên sàn HoSE.

Các nhà quản lý của các chứng chỉ quỹ hiện nay ở Việt Nam cũng đã và đang quan tâm tới bộ tiêu chuẩn ESG, và thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển theo bộ tiêu chuẩn ESG rất tốt trong thời gian qua, ví dụ như doanh nghiệp sữa Việt Nam Vinamilk.

Vinamilk là một trong số rất ít doanh nghiệp Việt quan tâm và đầu tư vào ESG từ nhiều năm trước. Kể từ năm 2012, Vinamilk đã công bố báo cáo phát triển bền vững hàng năm, trình bày minh bạch các chuẩn mực ESG được công ty áp dụng. Từ năm 2017, Vinamilk luôn được đánh giá thuộc top 20 cổ phiếu xanh VNSI, với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%.

https://firebasestorage.googleapis.com/v0/b/bankrate-vn.appspot.com/o/blog%2Fdau-tu-chung-khoan%2Fkien-thuc%2Ftieu-chuan-esg%2Fnha-may-vinamilk.webp?alt=media&token=74c1d69f-0874-4c89-abfb-b59f3a0f18d8

Nhà máy Vinamilk với tiêu chuẩn ESG (Ảnh: Vinamilk)

Kết quả là tới hiện nay, Vinamilk đã có hàng trăm hecta đất đạt chuẩn hữu cơ Organic Châu Âu và tiết kiệm đáng kể chi phí khi sử dụng năng lượng xanh và quản trị doanh nghiệp với mô hình 3 tuyến phòng vệ giúp quản lý tốt rủi ro và nội bộ nhân sự một cách khách quan và độc lập trong việc đánh giá các quy trình quản lý.

Bộ tiêu chuẩn ESG là giúp chúng ta có thể nhận được được một doanh nghiệp trong dài hạn có phát triển một cách bền vững hay không, đây có thể là một xu hướng đầu tư trong tương lai, ngoài việc đầu tư thì ESG cũng giúp cho chúng ta có thể phát triển những doanh nghiệp có sản phẩm xanh và thân thiện hơn với môi trường, đồng thời phát triển một cách bền vững, hi vọng rằng Việt Nam chúng ta sẽ có nhiều doanh nghiệp phát triển theo bộ tiêu chuẩn ESG và đạt được mức cao trong tương lai không xa.